image banner
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
Công khai Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường giai đoạn 2020-2025 tầm nhìn 2030



PHÒNG GD&ĐT PHÚ XUYÊN

TRƯỜNG THCS KHAI THÁI

 

 


Số:   /KH-THCS

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 


         Khai Thái, ngày 22 tháng 01năm 2020

 

KẾ HOẠCH

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2020 - 2025

Thực hiện đường lối đổi mới giáo dục Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quan trọng như: Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Quyết đinh số 2161/QĐ-BGDĐT ngày 26/6/2017 của Bộ GD &ĐT v/v Ban hành kế hoạch thực hiện mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực GD&ĐT đến 2025 và định hướng đến năm 2030; Thông tư số 12/2012/TT-BG ĐT ban hành Điều lệ trường THCS, trường THPT và THPT nhiều cấp học.... Qua đó đòi hỏi đòi hỏi các cơ sở giáo dục nói chung và trường THCS Khai Thái nói riêng phải xây dựng Kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường trong từng thời kỳ, từng giai đoạn để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đã giao phó. Các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương luôn nhận thức đúng đắn về công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, coi sự nghiệp giáo dục nói chung, công tác xây dựng trường THCS Khai Thái đạt chuẩn quốc gia nói riêng là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội, được thể hiện tại các văn bản của Đảng ủy, UBND xã Khai Thái. Hằng năm, đều có sự giúp đỡ nhà trường xây dựng cơ sở vật chất và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi hoạt động của nhà trường để trường hoàn thành tốt kế hoạch nhiệm vụ từng năm học.

Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020-2025 nhằm xác định rõ định hướng mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hiệu trưởng, ban lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường. Xây dựng và triển khai Kế hoạch chiến lược phát triển của trường THCS Khai Thái là hoạt động có ý nghĩa quan trọng, góp phần thực hiện tốt kế hoạch phát triển Giáo dục và Đào tạo Thành phố giai đoạn 2020-2025 nhằm phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế.

A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:

I. Môi trường bên trong:

1. Số liệu (đến thời điểm 9/2019):

1.1. Giáo viên:

Cơ cấu

Tổng số

Nữ

Dân tộc

TĐĐT

ĐH

TC

Tổng số CBGVNV

 

 

 

 

 

 

1. CBQL

2

2

 

2

 

 

2. Giáo viên

 

 

 

 

 

 

Trong đó:       GV tổ KHTN

14

12

4

7

7

0

                       - GV tổ KHXH

1

1

1

1

 

 

                       - GV TPT Đội

1

1

1

1

 

 

3. Nhân viên trong BC

 

 

 

 

 

 

Trong đó:      - Kế toán

1

1

1

1

 

 

                      - Y tế

1

1

0

 

1

 

                      - Thư viện

1

1

1

1

 

 

                      - Thiết bị thư viện        

1

 

 

 

 

 

                      HĐ 68

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. GVNV hợp đồng lao động

 

 

 

 

 

 

Trong đó:     - Bảo vệ

1

 

 

 

 

 

                     - Gv dạy Tin học + Tiếng anh

2

2

 

2

 

 

  • GV dạy 9 môn

2

2

 

2

 

 

                     - Lao công

1

 

 

 

 

 

 

1.2 Học sinh:

Tt

Nội dung

Khối 6

Khối 7

Khối 8

Khối 9

Tổng

1

Tổng số lớp

4

4

3

3

14

2

Tổng số học sinh :

127

121

114

111

473

 

Bình quân hs/lớp

32

30

38

34

223

 

Trong đó: - Số học sinh nữ :

60

62

50

51

223

 

                  - Số HS dân tộc :

37

25

20

30

137

 

                   HS dân tộc là nữ :

4

9

13

15

48

 

                - Số HS khuyết tật :

0

1

1

2

4

 

3

Số HS là con thương binh

0

1

0

0

1

 

4

HS mồ côi

1

4

3

5

14

 

5

Số HS thuộc hộ nghèo

1

1

2

4

10

 

6

Số HS lưu ban

0

0

0

0

0

 

1.3. Cơ sở vật chất

- Diện tích: 10 400m2

          - Tổng số phòng học: 16.

          - Số phòng học bộ môn: 08. Đủ bàn ghế, máy tính, máy chiếu.

- Khối phòng hành chính: Đầy đủ, chất lượng tương đối đảm bảo.

- Khu phòng chức: nhà tập đa năng, thư viện, phòng thiết bị có đủ, khang trang.

- Khu phụ trợ: Đầy đủ, sạch sẽ. Tuy nhiên, chất lượng chưa đảm bảo: sân trường  chưa lát gạch, nhà vệ sinh học sinh không đảm bảo, cổng trường chưa đúng quy cách, hệ thống cây xanh ở sân trường còn bé, thiếu bóng mát.

           - Số bàn ghế học sinh: Đủ. Có 8 phòng bàn 02 chỗ  đúng quy cách, 07 phòng học bàn 04 chỗ ngỗi không đảm bảo quy cách.

           - Số máy tính: 33 chiếc, trong đó 08 chiếc chất lượng kém;

            - Máy chiếu: 11 chiếc, trong đó 02 chiếc đã hết thời gian khấu hao, hiệu quả sử dụng không cao, 04 chiếc hỏng.

          Tuy nhiên, trang thiết bị phục vụ hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh đã cũ và thiếu so với thực tế, chất lượng ĐDDH rất kém không đáp ứng được yêu cầu giáo dục. Hệ thống cửa, nền nhà của các phòng học, phòng bộ môn đã xuống cấp. Khu phụ trợ chưa đạt yêu cầu. Bàn ghế học sinh chưa đúng quy cách.

2. Điểm mạnh, điểm yếu

2.1. Điểm mạnh

Công tác tổ chức quản lý của Ban giám hiệu có tầm nhìn khoa học, sáng tạo; các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế; công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới; được sự tin tưởng cao của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đoàn kết, trách nhiệm, cầu tiến, sáng tạo. Đủ về số lượng, chất lượng chuyên môn khá đồng đều, đạt chuẩn 100%, trong đó 77.3% trên chuẩn.

Học sinh ngoan, có ý thức rèn luyện và học tập. Chất lượng giáo dục đại trà và học sinh giỏi luôn đứng tốp đầu của huyện.

Quy mô trường lớp phù hợp với quy định trong Điều lệ trường THCS

Cơ sở vật chất cơ bản đủ cơ cấu các phòng học,bộ môn, khu chức năng, phụ trợ, môi trường luôn xanh- sạch- đẹp.Thiết bị dạy học đủ các thiết bị tối thiểu để phục vụ cho giảng dạy và học tập của nhà trường.

2.2. Điểm yếu

Một bộ phận CMHS thiếu sự quan tâm đến giáo dục nhất là việc học tập của con em nên có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chung của từng lớp và nhà trường, một số học sinh chưa có ý thức tự giác học tập, việc tự học, tự rèn luyện còn hạn chế.

Đội ngũ Giáo viên chưa đồng đều dẫn đến chất lượng chưa được đồng đều ở tất cả các lớp, các môn học.

CSVC còn thiếu thốn như: trang thiết bị phục vụ hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh đã cũ và thiếu so với thực tế, chất lượng ĐDDH rất kém không đáp ứng được yêu cầu giáo dục. Hệ thống cửa, nền nhà của các phòng học, phòng bộ môn đã xuống cấp. Khu phụ trợ chưa đạt yêu cầu. Bàn ghế học sinh chưa đúng quy cách. Nhà trường có các thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhưng nguồn chi thường xuyên ít nên việc sửa chữa, bảo dưỡng hoặc mua bổ sung thiết bị dạy học còn hạn chế.

II. Môi trường bên ngoài

Tình hình chính trị, an ninh trật tự, an toàn xã hội, kinh tế - văn hoá xã hội của địa phương ổn định, từng bước phát triển theo chiều hướng tích cực. Đời sống của nhân dân ngày được cải thiện, công tác xóa đói giảm nghèo được các cấp quan tâm đúng mức. Nhận thức việc học tập của cộng đồng dân cư ngày càng tiến bộ, mọi gia đình đều quan tâm tới việc học tập của con em và xem đây là nhiệm vụ hàng đầu để thoát nghèo. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển mạnh và được vận dụng khá rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày, mang lại hiệu quả thiết thực, nhu cầu việc học đòi hỏi đáp ứng ngày càng cao. Chính quyền địa phương đã có nhiều chính sách tích cực nhằm phát triển giáo dục trên địa bàn.

1. Cơ hội

Được sự quan tâm của Đảng uỷ và chính quyền địa phương về mọi mặt.

Tốc độ phát triển kinh tế, xã hội của xã Khai Thái  trong những năm gần đây phát triển khá mạnh, trình độ dân trí tăng cao, nhu cầu học tập đòi hỏi ngày càng lớn.

Phần đông học sinh và cha mẹ học sinh trong địa bàn đã có lòng tin vào chất lượng giáo dục của nhà trường, yên tâm khi được học tại trường.

2. Thách thức

Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội và của học sinh, đòi hỏi nhà trường phải có thay đổi vượt bậc về các điều kiện dạy-học cũng như phương pháp, cách thức tổ chức dạy học nhằm bắt kịp đà phát triển chung của ngành.

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và chất lượng mũi nhọn, để thu hút đông đảo học sinh trong địa bàn về học tại trường.

Bồi dưỡng cho học sinh tinh thần thái độ học tập đúng đắn, vượt qua những biểu hiện tiêu cực của xã hội hiện tại như chơi game online, bạo lực học đường, ý thức khi tham gia giao thông,...

Chất lượng của một số ít giáo viên, nhân viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, nhất là khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, năng lực chủ động, sáng tạo của cán bộ, giáo viên, công nhân viên.

Sự vươn lên mạnh mẽ của nhà trường tạo ra sự cạnh tranh về chất lượng.

B. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC

I. SỨ MỆNH

Xây dựng nhà trường trở thành môi trường học tập nề nếp, kỷ cương, có chất lượng giáo dục cao để mỗi học sinh đều có cơ hội, điều kiện phát triển năng lực và tư duy sáng tạo.

II. TẦM NHÌN

Trở thành trường có chất lượng cao; là trung tâm văn hoá giáo dục của địa phương; là địa chỉ tin cậy để phụ huynh gửi gắm con em mình; nơi giáo viên và học sinh luôn năng động sáng tạo và vươn tới thành công.

III. GIÁ TRỊ CỐT LÕI

- Tình đoàn kết              

- Tình thương yêu

- Tính trung thực           

- Tính sáng tạo

- Lòng tự trọng              

- Lòng khoan dung

- Sự hợp tác                   

- Khát vọng vươn lên

IV. PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG

Chất lượng giáo dục là danh dự của nhà trường

C. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC

I. Mục tiêu chung

Xây dựng nhà trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, có uy tín về chất lượng giáo dục phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước và thời đại.

II. Mục tiêu cụ thể

1. Đối với nhà trường

- Năm 2020 Trường duy trì đạt chuẩn quốc gia Mức độ 1. Từ năm 2021-2025 phấn đấu Trường đạt chuẩn quốc gia Mức độ 2

- Nhà trường đạt Tập thể lao động xuất sắc cấp thành phố.

- Thư viện đạt giữ vững danh hiệu Thư viện tiên tiến.

- Trường giữ vững danh hiệu Đơn vị văn hóa..

- Các đoàn thể đạt danh hiệu vững mạnh cấp Thành phố .

- Cá nhân: + Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố 01 đồng chí/ năm học.

                + Giáo viên dạy giỏi cấp huyện 3-4 đồng chí/ năm học.

                + Chiến sỹ thi đua 2 - 4 đồng chí/ năm học.

                +  Lao  động tiên tiến 7 - 10 đồng chí/ năm học.

2. Đối với cán bộ, giáo viên,nhân viên:

2.1. Về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học:

Năm học

Tổng số

Trình độ chuyên môn

Trình độ tiếng Anh

Trình độ tin học

 

ĐH

TC

B1

B2

A2

ĐH

TC

Chuẩn KNCNTT

2020-2021

37

 

29

 

5

3

2

 

4

 

26

1

 

2

 

 

34

2021-2022

41

 

33

 

5

3

2

 

6

30

1

 

4

 

36

2022-2023

41

 

36

 

2

3

2

 

6

30

2

 

1

 

36

2023-2024

43

 

38

 

2

3

2

 

6

32

2

 

4

36

 

2024-2025

43

 

33

 

5

3

2

 

6

30

1

 

4

36

 

2.2. Về các mặt khác:

Năm học

Tổng số CBGV

Trình độ chuẩn

Trình độ chính trị

Xếp loại chuẩn nghề nghiệp

Đảng viên

Trên chuẩn

Đạt chuẩn

TC

SC

Tốt

Khá

TB

K

2020-2021

30

 

30

8

0

1

24

3

 

22

2021-2022

34

 

34

8

0

2

33

3

 

23

2022-2023

34

 

34

8

0

3

29

2

 

24

2023-2024

36

 

36

8

0

3

31

2

 

25

2024-2025

36

 

1

35

8

0

3

31

2

 

26

 

3. Học sinh:

Năm học

Sĩ số/số lớp

Hạnh kiểm (số hs)

Học lực( số hs)

6

7

8

9

TS

Tốt

Khá

Giỏi

Khá

TB

Yếu

2020 - 2021

123/4

127/4

121/4

114/3

485/15

462

25

122

180

174

9

2021 - 2022

140/4

125/4

127/4

121/4

513/16

487

26

128

190

185

10

2022- 2023

150/4

140/4

125/4

127/4

542/16

515

27

135

201

195

11

2023 - 2024

178/5

150/4

140/4

125/4

593/17

563

30

148

220

213

12

2024 - 2025

134/4

178/5

150/4

140/4

602/17

573

29

151

223

215

13

 

+ Tỉ lệ học sinh được công nhận lên lớp đạt 99% trở lên

+ Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt 99 – 100%.

+ Học sinh giỏi cấp huyện đạt 42-45%  lượt học sinh/ năm học

+ Học sinh giỏi cấp thành phố 4 hs trở lên/năm học.

4. Cơ sở vật chất:

+ Năm 2020 mở rộng diện tích trường  đạt 12 500 m2; Thay mới toàn bộ hệ thống cửa sổ, cửa đi các phòng học, phòng bộ môn; Thay mới bàn học sinh của 10 phòng học; bổ sung các thiết bị dạy học của các phòng học bộ môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ.

     + Năm 2021 cải khuôn viên đẹp, khang trang hơn: Sân trường lát gạch, làm vườn hoa, bể cảnh trước khu phòng học bộ môn; Làm lại cổng trường; Bổ sung các thiết bị công nghệ hiện đại.

     + Năm 2020-2025: Phấn đấu tất cả các phòng học và phòng bộ môn có đủ màn hình thông minh, 02 phòng Tin học, hệ thống thiết bị daỵ học hiện đại.

D. CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC:

I. Thực hiện kế hoạch giảng dạy, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh:

Thực hiện Chương trình giáo dục phổ theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT mngày 26/12/2018 của Bộ GD &ĐT ban hanh chương trình giao dục phổ thông. Chú trọng học ngoại ngữ theo Công văn số 5333/BGDĐT- GDTrH ngày 29/9/2014 và Công văn số 3333/BGDĐT-GDTrH ngày 07/7 năm 2016 của Bộ GDĐT;Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/ 2014 của Bộ và công văn 10801/SGDĐT – GDTrH ngày 31/10/2014 của Sở; dạy tích hợp vào các môn học về biến đổi khí hậu, tiết kiệm năng lượng, kỹ năng sống và đạo đức Hồ Chí Minh, quyền và bổn phận trẻ em, bình đẳng giới, an toàn giao thông, ... việc dạy tích hợp đảm bảo sự hợp lý, nhẹ nhàng không gây áp lực cho học sinh.

Đổi mới hình thức, nội dung các hoạt động giáo dục đạo đức, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn, giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản.

Tổ chức nghiêm túc và có hiệu quả các Hội thi “Giáo viên dạy giỏi” và “Giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi” các cấp.

Thực hiện đánh giá, xếp loại học sinh theo Thông tư 58/2011/TT- BGDĐT quy chế kiểm tra, đánh giá học sinh THCS.

II. Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường, nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ

Khuyến khích đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý tự học, tự rèn để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng tốt theo yêu cầu của xã hội.

Tạo môi trường thuận lợi để cán bộ, giáo viên, nhân viên phát huy hết khả năng của mình; tích cực, sáng tạo trong công việc và có những việc làm mang tính đột phá nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực, đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, khoa học, hợp tác, đề cao tính tự giác, tính kỷ luật.

Thực hiện đánh giá cán bộ quản lý, giáo viên theo chuẩn; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và quy hoạch một cách khoa học, có tầm nhìn dài hạn.

III. Xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị dạy học theo hướng đa dạng hóa và hiện đại hóa

- Năm 2020 mở rộng diện tích trường  đạt 12 500 m2; Thay mới toàn bộ hệ thống cửa sổ, cửa đi các phòng học, phòng bộ môn; Thay mới bàn học sinh của 10 phòng học; bổ sung các thiết bị dạy học của các phòng học bộ môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ.

 -  Năm 2021 cải khuôn viên đẹp, khang trang hơn: Sân trường lát gạch, làm vườn hoa, bể cảnh trước khu phòng học bộ môn; Làm lại cổng trường; Bổ sung các thiết bị công nghệ hiện đại.

- Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài.

- Hàng năm có kế hoạch bố trí kinh phí mua sắm đồ dùng, bổ sung trang thiết bị phục vụ dạy học để đáp ứng cho việc nâng chất lượng dạy học.

- Khuyến khích sử dụng và nâng cao hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh.

IV. Nâng cao chất lượng quản lý toàn diện nhà trường bằng công nghệ thông tin

Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, tài chính, thư viện - thiết bị, cơ sở vất chất, thông tin mạng, giảng dạy, các hoạt  động thi đua, …. góp phần nâng cao chất lượng quản lý và dạy-học.

Động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên tự học, tự rèn hoặc theo học các lớp bồi dưỡng để sử dụng thành thạo máy vi tính, website, mail, internet phục vụ cho công việc.

Khai thác triệt để cổng thông tin điện tử của trường và các trang điện tử, báo mạng khác để khai thác thông tin bổ ích. Khuyến khích giáo viên, nhân viên tạo lập và sử dụng có hiệu quả hộp thư điện tử riêng.

V. Thực hiện hiệu quả chính sách giáo dục, huy động nguồn lực tài chính, xã hội hóa giáo dục

Xây dựng nhà trường văn hoá, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về giáo dục trong các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội cùng cộng đồng có trách nhiệm với nhà trường để làm tốt nhiệm vụ giáo dục.

Tích cực huy động nguồn lực xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển nhà trường.

VI. Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường-gia đình-xã hội, tăng cường giao lưu, hợp tác quốc tế

Xây dựng mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với ban đại diện cha mẹ học sinh theo đúng Điều lệ ban hành. Thường xuyên lắng nghe, tiếp thu các ý kiến đóng góp, xây dựng của cộng đồng.

Tăng cường công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, từng bước nâng cao cộng đồng trách nhiệm giữa nhà trường-gia đình-xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch giáo dục hàng năm.

E. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. Phổ biến chiến lược phát triển nhà trường

Phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên nội dung của chiến lược.

Thông qua ban đại diện cha mẹ học sinh, phổ biến đến cha mẹ học sinh nội dung của chiến lược phát triển.

 Đưa lên cổng thông tin điện tử của trường cũng như niêm yết tại bảng tin cho cha mẹ học sinh, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường được biết.

II. Trách nhiệm thực hiện

1. Trách nhiệm của Hiệu trưởng

- Xây dựng chiến lược phát triển của nhà trường giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

- Thành lập Ban chỉ đạo, Ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hịên các mục tiêu chiến lược đã đề ra. Cụ thể:

+ Giai đoạn 1 (năm học 2019-2020): Trình cấp thẩm quyền phê duyệt chiến lược phát triển của nhà trường, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược.

+ Giai đoạn 2 (từ năm 2020 trở đi): Thực hiện các sứ mệnh của chiến lược phát triển nhà trường: “Xây dựng nhà trường trở thành môi trường học tập nền nếp, kỷ cương, có chất lượng giáo dục cao để mỗi học sinh đều có cơ hội, điều kiện phát triển năng lực và tư duy sáng tạo”.

+ Giai đoạn 3 (từ năm 2025): Khẳng định được thương hiệu, uy tín và hình ảnh cuả nhà trường “Là một cơ sở giáo dục có chất lượng giáo dục toàn diện đáp ứng được yêu cầu của xã hội”.

- Hằng năm, rà soát đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, có điều chỉnh các tiêu chí cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường và địa phương.

2. Trách nhiệm của Phó Hiệu trưởng

Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện.

3. Trách nhiệm của tổ chuyên môn và các bộ phận trong nhà trường

- Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể theo tuần, tháng, năm và từng đợt thi đua.

- Tổ chức và phân công lao động hợp lý dựa trên nguồn lực, khả năng và trách nhiệm của từng thành viên.

- Trong quá trình thực hiện cần thường xuyên phản hồi, đóng góp ý kiến với lãnh đạo nhà trường để có giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công việc.

4. Trách nhiệm của đội ngũ giáo viên, nhân viên

- Không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Phấn đấu trở thành giáo viên, nhân viên giỏi, xứng đáng là “tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” cho học sinh noi theo.

- Phát huy tinh thần vượt khó vươn lên, luôn có khát vọng được đóng góp sức mình vào sự phát triển của nhà trường với phương châm “Nỗ lực của cá nhân là thành công của tập thể”.

5. Trách nhiệm của học sinh

- Ra sức học tập tốt, rèn luyện chăm với khẩu hiệu hành động “Kiên trì, vượt khó, vươn lên”.

- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, rèn kỹ năng sống, trau dồi đạo đức, hành vi phù hợp với các chuẩn mực của xã hội.

6. Trách nhiệm của ban đại diện cha mẹ học sinh và phụ huynh học sinh

- Phối hợp với nhà trường trong giáo dục, bồi dưỡng học sinh các giá trị cơ bản trong hệ thống các giá trị mà chiến lược đã vạch ra.

- Luôn có những ý kiến tham mưu, đóng góp, giúp đỡ và ủng hộ nhà trường về mọi mặt. Cùng nhà trường hoàn thành các mục tiêu chủ yếu của chiến lược.

III. Điều chỉnh kế hoạch

Trong quá trình triển khai thực hiện, Ban chỉ đạo nhà trường sẽ chủ động tham mưu cho các cấp và có ý kiến đề xuất kịp thời điều chỉnh kế hoạch chiến lược phù hợp với thực tế của địa phương để đạt được mục tiêu của chiến lược đã đề ra.

Trên đây là Kế hoạch chiến lược phát triển trường THCS Khai Thái, giai đoạn 2020-2025 tầm nhìn đến năm 2030. Nhà trường kính trình các cấp phê duyệt./.

        Nơi nhận:

- PGD huyện ( b/c);

- Lưu VT.

DUYỆT CỦA PHÒNG GD&ĐT

 

           TM HỘI ĐỒNG TRƯỜNG

                  HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

                  Vũ Thị Kim Thu